Lavifood | CÔNG TY CỔ PHẦN LAVIFOOD |HANH DONG DEP THOI DICH CORONA DN CO SAN PHAM PHUC VU HOI NGHI THUONG DINH MY TRIEU THU MUA THANH LONG CHO NONG DAN DE CHE BIEN NUOC EP

Lavifood | CÔNG TY CỔ PHẦN LAVIFOOD |HANH DONG DEP THOI DICH CORONA DN CO SAN PHAM PHUC VU HOI NGHI THUONG DINH MY TRIEU THU MUA THANH LONG CHO NONG DAN DE CHE BIEN NUOC EP|HANH DONG DEP THOI DICH CORONA DN CO SAN PHAM PHUC VU HOI NGHI THUONG DINH MY TRIEU THU MUA THANH LONG CHO NONG DAN DE CHE BIEN NUOC EP

Hành động đẹp thời dịch corona: DN có sản phẩm phục vụ hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều thu mua thanh long cho nông dân để chế biến nước ép

06/02/2020
Lavifood là một trong những đơn vị tiến hành thu mua thanh long cho nông dân với mức giá 12.000 đồng/kg. Sản phẩm sau khi thu mua một phần được công ty chế biến thành nước ép, một phần được công ty xuất khẩu bằng đường biển sang thị trường Trung Quốc.

Lavifood là một trong những đơn vị tiến hành thu mua thanh long cho nông dân với mức giá 12.000 đồng/kg. Sản phẩm sau khi thu mua một phần được công ty chế biến thành nước ép, một phần được công ty xuất khẩu bằng đường biển sang thị trường Trung Quốc.

Hành động đẹp thời dịch corona: DN có sản phẩm phục vụ hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều thu mua thanh long cho nông dân để chế biến nước ép

Thông tin từ báo Người lao động cho biết ngày 5-2, đoàn công tác liên ngành tỉnh Lạng Sơn do ông Nguyễn Công Trưởng, Phó chủ tịch UBND tỉnh, trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn, đã kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh virus corona chủng mới (nCoV) tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị trước khi quyết định thông quan 66 container hàng nông sản đang ách tắc, tổ chức cách ly lái xe, tiểu thương ngay tại cửa khẩu.

Tính đến ngày 5-2, trên địa bàn biên giới tỉnh Lạng Sơn có 362 xe hàng đang nằm chờ xuất khẩu, trong đó của khẩu quốc tế Hữu Nghị có 66 xe hàng, cửa khẩu phụ Tân Thanh có 205 xe hàng (chủ yếu là thanh long, dưa hấu), cửa khẩu phụ Cốc Nam có 33 xe hàng, cửa khẩu phụ Bình Nghi có 57 xe hàng, cửa khẩu phụ Na Hình có 1 xe hàng.

Hiện nay thanh long xuất khẩu chủ yếu bằng đường bộ qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai. Từ nay tới tháng 3 tại các tỉnh trọng điểm trồng thanh long như Long An, Tiền Giang, Bình Thuận sẽ thu hoạch khoảng 200.000 tấn thanh long. Để tránh các tác động bất lợi do giao thương biên mậu do dịch bệnh, những ngày qua một số doanh nghiệp chế biến rau quả đã thu mua thanh long để giải tỏa áp lực cho nông dân. Việc xuất khẩu bằng đường biển đã được tính đến.

Lavifood là một trong những đơn vị tiến hành thu mua thanh long cho nông dân với mức giá 12.000 đồng/kg. Sản phẩm sau khi thu mua một phần được công ty chế biến thành nước ép, một phần được công ty xuất khẩu bằng đường biển sang thị trường Trung Quốc.

Đây cũng là công ty có sản phẩm nước ép trái cây tự nhiên được chọn làm đồ uống chính thức cho sự kiện hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 diễn ra tại Hà Nội.

Ngoài việc sở hữu và liên kết với nông dân thiết lập vùng trồng áp dụng công nghệ cao, Lavifood đã đầu tư 2 nhà máy chế biến rau củ quả với hệ thống dây chuyền hiện đại. Ngày 6/19, Lavifood đã chính thức đưa vào hoạt động nhà máy Tanifood tại huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Đây là nhà máy đạt chuẩn Leed Silver của Mỹ, áp dụng công nghệ 4.0 trong quản lý và vận hành. Sản phẩm của Lavifood đang xuất khẩu đi nhiều nước trong khu vực như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Pháp, Mỹ, Algeria…

Hành động đẹp thời dịch corona: DN có sản phẩm phục vụ hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều thu mua thanh long cho nông dân để chế biến nước ép - Ảnh 1.

"Hai bên thống nhất đi đường biển thì chúng tôi sẽ xuất bằng đường biển. Và như vậy nó thuận lợi luôn cho cả phía Trung Quốc và cả phía Việt Nam. Từ giờ trở đi chúng tôi cũng chỉ xuất bằng đường biển chính ngạch thôi chứ không xuất bằng đường bộ nữa.", ông Đinh Hùng Dũng, phó tổng giám đốc Tập đoàn Lavifood cho biết.

Một nông dân tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An cho biết giá thu mua của Lavifood giúp phần nào cho họ trong khi những hộ khác buộc phải bán với giá 3.000-4.000 đồng/kg. Thậm chí giá bán này không đủ để để tiền phân bón. Trong bối cảnh hiện tại nhiều đại lý phân bón tại địa phương này cũng đang rơi vào tình hình không mấy khả quan.

Bên cạnh việc kết nối với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho nông dân, việc chuyển hướng xuất khẩu bằng đường biển hoặc mở rộng sang các thị trường khác cũng đang được địa phương này thực hiện.

"Sản xuất sạch theo tiêu chuẩn để đáp ứng các thị trường khác ngoài thị trường Trung Quốc chính điều đó huyện đã quyết tâm. Cả hệ thống chính trị quyết tâm để thực hiện vấn đề này", ông Võ Thanh Hùng, phó chủ tịch UBND huyện Châu Thành, tỉnh Long An cho biết.

"Hiện nay còn tồn tại rất nhiều, chúng tôi vận động nhà kho trữ hàng để chuẩn bị thời gian tới khi Trung Quốc mở cổng thông quan thì sẽ tiếp tục xuất hàng. Kiến nghị các bộ ngành cấp trên hỗ trợ cho các nhà kho, giải pháp ngân hàng", ông Nguyễn Quốc Thịnh, chủ tịch hiệp hội thanh long tỉnh Long An cho biết.

Để kết nối hỗ trợ việc xuất khẩu thanh long, Bộ công thương cho biết sẽ kết nối 17 tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ để hỗ trợ nông dân tiêu thụ thanh long, giảm thiểu thiệt hại cho người trồng.

Theo Cafebiz